Hướng dẫn cách vứt bỏ nệm cũ ở đâu, nệm cũ, nên vứt hay để đâu

Dù đáng buồn nhưng đệm sẽ thay đổi theo thời gian và hỏng hóc. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến cách bạn biết khi nào cần đổi mới, phương thức bỏ đệm cũ và mẹo bảo quản lâu dài.

Bạn đang xem: Bỏ nệm cũ ở đâu

Một tấm đệm tồn tại mãi mãi luôn là lý tưởng nhất. Tuy nhiên có một sự thật đáng buồn là đệm thay đổi theo thời gian và cuối cùng sẽ cần thay thế.

Quá trình tìm mua đệm mới là một phần thú vị nhưng sau đó đừng quên tìm hiểu xem nên làm gì với chiếc đệm cũ. Một số nhà bán lẻ sẽ cung cấp dịch vụ bỏ đệm cũ khi giao mới song không phải tất cả. Vậy cách tốt nhất để vứt đệm trong trường hợp này là gì?

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến cách bạn biết khi nào cần thay đệm và đi sâu vào cách phương thức bỏ đệm cũ. Đừng quên theo dõi các mẹo mua đệm cũng như hướng dẫn chăm sóc để kéo dài tuổi thọ cho nó nhé.

 

01.

Đệm có tuổi thọ bao lâu?

Theo Consumer Reports, không có cột mốc thời gian nào phù hợp với tất cả mọi người nhưng một tấm đệm tốt có thể tồn tại khoảng 10 năm. Nếu đệm của bạn đã sử dụng liên tục trong 7 năm, hãy đánh giá lại nó. Nếu bạn trên 40 tuổi, Consumer Reports khuyên bạn nên đánh giá đệm 5-7 năm/1 lần.

Lịch trình mua đệm mới cho 1 cá nhân phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm với những thay đổi trên đệm. Liệu bạn có bị bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như đau lưng hay không (ví dụ nếu bạn bắt đầu ngủ với người khác)? Và liệu bạn thích đêm mềm, chắc chắn hay bật nảy?

Dấu hiệu bạn cần mua đệm mới

Có một số cách để đánh giá xem đã đến lúc nên vứt đệm hay chưa. Bạn nên lưu ý cẩn thận xem mình ngủ như thế nào vào ban đêm và cảm giác khi thức dậy buổi sáng.

Đặc biệt, bạn nên xem xét nếu nhận thấy bất kỳ vấn đề nào sau đây:

Dấu hiệu nhận biết thời điểm thay đệm cũ

Liên tục thức dậy và cảm thấy đau nhức. Điều này có thể do đệm không còn nâng đỡ cơ thể trong khi ngủ gây đau nhức.

*

Đệm có cảm giác không bằng phẳng, vón cục hoặc chảy xệ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy các thành phần đệm bị dịch chuyển hoặc nén chặt theo thời gian, từ đó gây ra bề mặt ngủ không thoải mái.

Đệm mỏng đến mức bạn có thể cảm nhận được những gì bên trong. Nếu bạn nhận thấy lò xo chọc vào người hoặc thanh cứng từ khung giường, điều đó có nghĩa đã đến lúc bạn nên mua đệm mới.

Bạn trằn trọc cả đêm do không thoải mái. Ngay cả khi bạn không cảm thấy cục u, chảy xệ hoặc thấy độ dày mỏng đi, bạn nên xem xét chuyện thay đệm nếu cảm thấy thoải mái khi nằm ngủ.

Bạn ngủ thoải mái hơn trên chiếc giường không phải của mình. Chẳng hạn, bạn cảm thấy dễ chịu trên giường khách sạn, trong phòng ngủ bạn bè hoặc thành viên khác trong gia đình.

Bạn liên tục gặp phải triệu chứng dị ứng hoặc hen suyễn. Thật không may, rất nhiều thứ khó chịu có thể tích tụ trong đệm theo thời gian như mạt bụi, gây ra triệu chứng hen huyễn hoặc dị ứng. Hãy nghĩ tới triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi, ngứa mắt, hắt hơi. Theo CNN, có vô số chất gây ô nhiễm như vi khuẩn, nấm mốc, chất gây dị ứng mà mọi người không nhìn thấy. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn có thể thấy chứng. Khi mọi người di chuyển, họ sẽ đá nó lên và hít thở phải.

Bảo hành gồm những vấn đề gì?

Trong một số trường hợp, lỗi đệm có thể được bảo hành. Điều này có nghĩa công ty sẽ đồng ý sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm trường trường hợp có lỗi sản xuất.

Bảo hành giữa các công ty là khác nhau, thậm chí là giữa các mặt hàng cùng 1 thương hiệu. Khi đang cân nhắc mua hàng, hãy nắm rõ chính sách mua bán để xem đệm của bạn có được bảo hành hay không.

 

02.

Có những cách bỏ đệm cũ nào?

Có một số cách để vứt bỏ đệm. Tùy thuộc vào nơi bạn sống, một số tùy chọn dễ dàng hơn hơn tùy chọn khác và một số miễn phí trong khi yêu cầu khác yêu cầu trả phí.

Một số bên cũng cung cấp dịch vụ bỏ đệm do bạn đã mua đệm mới ở đó. Trong trường hợp này, bạn có thể hỏi nhà bán lẻ để xem họ có cung cấp dịch vụ thanh lý đệm cũ.

Bạn cũng nên nghiên cứu các mô hình thu gom rác, tái chế, quyên góp, thậm chí tái sử dụng. Dưới đây là 5 phương thức xử lý đệm hiệu quả.

Thu gom rác

Các mô hình thu gom rác lớn tùy thuộc vào vị trí địa lý và dịch vụ khu vực cung cấp. Tại nhiều thành phố, bạn có thể đặt lịch hẹn trực tuyến để mua đệm hoặc divan để được thu dọn miễn phí.

Bạn nên tìm dịch vụ “thu gom rác số lượng lớn” hoặc “thu gom rác lớn” để xem khu vực bạn ở cung cấp những gì.

Ưu điểm

Bạn không cần phải vận chuyển đệm đến địa điểm thứ 2 do nó sẽ được thu gom và xử lý từ nhà ở.

Nhược điểm

Tùy thuộc vào nơi bạn sống, dịch vụ thu gom tư nhân có thể tính phí và xử lý đệm.

*

Mang đệm đến bãi chôn lấp

Nếu tự vận chuyển đệm được, bạn nên bỏ đệm trực tiếp tại bãi rác. Khi vứt ở đây, bạn có thể bị tính phí.

Ưu điểm

Bạn có thể tự mang đệm đến bãi rác thay vì phải chờ đợi một cuộc hẹn.

Nhược điểm

Để vận chuyển vào bãi rác, bạn sẽ cần một phương tiện lớn và trả phí vứt đệm.

Ngoài ra, đây không phải lựa chọn tuyệt vời xét từ quan điểm môi trường. Các bãi rác vốn đã tràn ngập chất thải và đệm sẽ góp phần gây ra các vấn đề đó. Theo một báo cáo của Seattle Times, đệm có thể gây khó khăn cho thiết bị chôn lấp trong quá trình nén rác. “Đệm không nén chặt được. Tệ hơn nữa, lò xo từ đệm bung ra sẽ vướng vào và làm hỏng thiết bị”.

Tái chế

Theo Consumer Affairs, khoảng 90% vật liệu đệm có thể tái chế bao gồm khung gỗ, lò xo thép, PU Foam, foam bọc ngoài. Có một số cơ sở tái chế đệm chuyển dụng trên khắp đất nước chuyên xử lý đệm và phân loại các thành phần.

Xem thêm: Nệm Cao Su Bị Rách Phải Làm Sao, Hướng Dẫn Cắt Dán Nệm Cao Su Thiên Nhiên

Theo một bài báo trên Christian Science Monitor, một số cơ sở tái chế đệm hoạt động như sau:

*
Theo một bài báo trên Christian Science Monitor, một số cơ sở tái chế đệm hoạt động như sau:

“Trong quá trình tái chế, từng tấm đệm hoặc divan được đẩy lên băng chuyền. Đó là nơi được thiết kế đặc biệt để cắt vỏ vật liệu mềm ở trên và dưới, tách PU foam và sợi bông ra khỏi khung. Các mảnh kim loại được loại bỏ từ tính, đồng thời các vật liệu còn sót lại sẽ được cắt nhỏ rồi đóng kiện. Toàn bộ quy trình chỉ mất từ 3-4 phút với 1 công nhân cho mỗi tấm đệm”.

Bạn có thể tìm thấy các cơ sở tái chế đệm tại địa phương hoặc nghiên cứu chương trình tái chế đệm cũ từ đơn vị bán lẻ. Bạn cũng có thể tự phá đệm bằng tay và tái chế các bộ phận.

Ưu điểm

Tái chế đệm là cách xử lý có trách nhiệm do giảm thiểu vấn đề rác thải tại bãi vứt. Bạn có thể tìm thấy dịch vụ loại bỏ và tái chế đệm từ miễn phí đến tính phí.

Nhược điểm

Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng tìm được nơi để tái chế đệm. Bạn có thể tự tái chế nhưng việc chia nhỏ đệm và phân loại các bộ phận sẽ tốn thời gian, đồng thời chiếm nhiều diện tích.

Quyên góp

Nếu đệm vẫn ổn, tốt nhất bạn nên tặng nó. Có thể rất khó để tìm một nơi sẵn sàng nhậm đệm do lo ngại phổ biến về rệp và các chất gây dị ứng hoặc chất gây ô nhiễm khác.

Bạn cũng có thể cân nhắc việc tặng đệm miễn phí trên các diễn đàn hoặc trang mạng xã hội.

Ưu điểm

Thật sự tuyệt vời khi bạn biết mình đang đóng góp cho gia đình khó khăn hoặc tổ chức từ thiện.

Nhược điểm

Việc tìm kiếm tổ chức từ thiện quyên góp không phải lúc nào cũng đơn giản. Ngay cả khi bạn tìm thấy nơi sẵn sàng nhận đệm, họ có thể không cung cấp dịch vụ nhận hàng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tự chịu trách nhiệm vận chuyển đệm.

*

Tái sử dụng một cách sáng tạo

Có một số cách sáng tạo để tái sử dụng hoặc “nâng cấp” đệm cũ. Nếu tháo đệm ra, bạn có thể sử dụng các bộ phận theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, lò xo hỗ trợ cây con, khung kim loại biến hóa thành tác phẩm nghệ thuật trên tường,...

Ưu điểm

Bạn không còn làm đầy thêm bãi rác, không cần liên hệ với đơn vị vận chuyển hoặc tái chế đệm. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm các khoản chi phí liên quan đến việc bỏ đệm.

Hạn chế

Bạ thường phải tự phá bỏ đệm, việc này khá tốn thời gian. Mặt này, bạn cũng vẫn phải loại bỏ những phần mà mình không muốn tái sử dụng hoặc nâng cấp.

*

 

03.

Mẹo mua đệm mới

Được rồi, vậy là bây giờ bạn đã biết đệm cũ không phù hợp với bạn. Tuy nhiên làm thế nào bạn có thể chọn được cái mới?

Đâu là thương hiệu đệm tốt nhất giữa thị trường đa dạng? Bạn nên mua sắm tại cửa hàng hay trực tuyến? Bạn muốn có memory foam, lò xo hay kết hợp cả 2? Hoặc lựa chọn khác như đệm tự nhiên, đệm hơi hoặc đệm nước phù hợp với nhu cầu của bạn?

Những câu hỏi dường như vô tận nhưng bài viết hướng dẫn mua đệm sẽ đem tới đầy đủ thông tin mà bạn cần biết. Còn dưới đây là phiên bản tóm tắt của những mẹo đó:

Xem xét những gì bạn đang tìm kiếm ở đệm mới

Lý tưởng nhất là bạn sẽ tìm thấy mô hình thoải mái, không quá nóng, có các cạnh chắc chắn, hỗ trợ cột sống đúng cách khi bạn ngủ và an toàn cho người ngủ trên đó. Nếu ngủ với vợ/ chồng hoặc thú cưng, bạn có thể đặc biệt quan tâm đến khả năng cách ly chuyển động để chúng không quấy rầy trong đêm.

Tìm ra kích cỡ đệm phù hợp nhất

Hầu hết các nhà bán lẻ sẽ cung cấp đầy đủ các size đệm khác nhau từ cỡ đơn đến cỡ đôi. Bạn nên xem xét kích thước phòng, thói quen ngủ, nhu cầu người nằm chung giường với thú cưng,...

Khi đã xác định chắc chắn mình muốn đệm cứng hay mềm; chất liệu memory foam, lò xo hay đa tầng, bạn có thể xem xét những sản phẩm theo phạm vi giá có sẵn.

Nếu bạn có nhu cầu cụ thể, hãy xem xét chúng khi tìm kiếm

Các nhu cầu cụ thể bao gồm nóng bức khi ngủ hoặc đau lưng mãn tính. Hãy tính đến những yếu tố này khi xem xét loại đệm phù hợp.

Xác định nền tảng hỗ trợ cho đệm mới

Bạn sẽ sử dụng divan, khung giường hay cả 2? Bạn có thể tiết kiệm bằng cách sử dụng lại khung giường hiện có nhưng chỉ khi nó phù hợp với đệm được đề cập. Trong một số trường hợp, bảo hành đệm sẽ không có giá trị nếu bạn không sử dụng nền tảng hỗ trợ phù hợp.

Xem xét chế độ bảo hành

Như đã đề cập, hãy đảm bảo bạn đã xem qua tất cả thông tin bảo hành trước khi quyết định một chiếc đệm nào đó. Ngoài ra, hãy xem liệu nhà bán lẻ đệm có cung cấp dịch vụ nằm thử hay không. Điều này sẽ đem tới cảm nhận khách quan nhất.

 

04.

Làm cách nào để đệm mới bền lâu?

Như vậy, bạn đã tìm ra cách thuận tiện nhất để bỏ đệm cũ và rinh đệm mới về. Vậy làm thế nào để chăm sóc đệm mới hiệu quả, lâu dài nhất có thể?

*

Sử dụng tấm bảo vệ đệm. Điều này ngăn vết lỏng tràn vào đệm hoặc ố màu. Ngoài ra thiết kế tấm bảo vệ đặc biệt còn chống lại các chất dị ứng như mạt bụi. Do vết lỏng và vết bẩn làm mất hiệu lực bảo hành, điều quan trọng là đầu tư 1 tấm bảo vệ đệm.Xoay lật đệm thường xuyên. Nếu thỉnh thoảng xoay lật đệm, bạn sẽ không thể ngủ ở cùng 1 vị trí trong nhiều năm. Điều này có nghĩa bạn ít có khả năng nén, dịch chuyển các thành phần đệm hoặc gây ra chảy xệ. Lưu ý, một số loại đệm không cần xoay do lớp trên cùng mềm.Hút bụi đệm. Vâng, điều này rất cần thiết! Hút bụi có thế ngăn ngừa bụi bẩn, da chết và cũng giúp kiểm soát chất gây dị ứng trên đệm.Bọc đệm bằng túi nhựa khi vận chuyển. Bất kể bạn đang đi đâu, điều quan trọng là phải bảo vệ đệm suốt quá trình vận chuyển. Khi này, một lớp bọc nhựa sẽ giữ đệm lành lặn, không bị bẩn hay hư hỏng gì.

 

 

05.

Kết luận

Bạn cho rằng mình đang cần đệm mới? Hãy dành chút thời gian để đánh giá đệm cần thay mới không. Các dấu hiệu phổ biến gồm đau nhức liên tục, cảm thấy có cục u hoặc lún trên đệm, dị ứng, triệu chứng hen suyễn và ngủ thoải mái trên chiếc giường không phải của bạn.

Bạn có thể tham khảo bảo hành đệm để xem xét vấn đề nào được bảo hành hay không hoặc chỉ cần cam kết loại bỏ đệm cũ.

Có nhiều cách để vứt bỏ đệm bao gồm chuyển vào thùng rác, quyên góp, tái chế hoặc tái sử dụng. Các dịch vụ này có thể miễn phí hoặc không. Hãy nghiên cứu để xem những gì có sẵn và quyết định điều tốt nhất dựa trên chi phí, nỗ lực và tác động môi trường liên quan đến từng tình huống.

Khi bạn đang tìm kiếm đệm mới, hãy suy nghĩ tới ngân sách và loại đệm phù hợp? Đệm cứng hay mềm? Đệm êm ái hay bật nảy?

Sau khi đệm mới được lắp đặt an toàn, hãy chăm sóc đệm đúng cách với tấm bảo vệ, thường xuyên xoay lật, di chuyển đệm an toàn và hút bụi vài lần một năm.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn chọn được phương thức vứt bỏ đệm cũ thích hợp nhất. Để được tư vấn và đặt mua chăn ga gối đệm, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Changagoidemdep.vn.

Hằng năm, số lượng nệm bỏ đi tại Việt Nam rất lớn và được bỏ tại các bãi chôn lấp mỗi ngày rất nhiều. Chính vì vậy nhiều người thường thắc mắc không biết nệm cũ, nên vứt hay để đâu để cắt giảm bớt lượng chất thải. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu các cách xử lý nệm ngay sau đây nhé!


1. Gợi ý các phương pháp xử lý nệm cũ hiệu quả nhất

*

Có rất nhiều cách để bạn xử lý những chiếc nệm cũ

Theo khuyến cáo của các đơn vị sản xuất nệm, bạn nên thay nệm mới 8 năm một lần. Tuy nhiên, con số này cũng sẽ có sự khác nhau tùy từng loại nệm và cách bảo quản của bạn.

Thay vì vứt bỏ những tấm nệm đã cũ bên lề đường hay cắt nhỏ chúng và mang tới bãi rác, bạn nên tìm hiểu thêm các cách xử lý nệm an toàn và hiệu quả. Vì vậy, Vua Nệm cung cấp tới cho bạn một số phương án xử lý nệm phổ biến gồm có:

1.1. Tái chế nệm cũ

Một trong những cách tốt nhất và thân thiện nhất với môi trường để thải bỏ nệm chính là tái chế chúng. Việc vứt bỏ nệm không những làm gia tăng lượng rác thải mà còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Theo Hội đồng tái chế nệm, có đến hơn 80% nệm bị thải bỏ có thể tái chế để sử dụng. 

Để kiểm tra xem chiếc nệm nhà bạn có thể tái sử dụng không, hãy tham khảo ngay thông tin trên Google. Mỗi một chiếc nệm sẽ có một mã zip riêng để bạn tra cứu thông tin sản phẩm. Hãy nhập mã zip lên Google và tìm kiếm các đơn vị cung cấp dịch vụ tái chế nệm trong khu vực bạn sinh sống. 

1.2. Đem tặng nệm cũ 

*

Nếu chiếc nệm của bạn vẫn có thể sử dụng tốt, hãy đem chúng đi quyên góp cho các tổ chức từ thiện

Nếu chiếc nệm của bạn vẫn có thể sử dụng tốt, hãy đem chúng đi quyên góp cho các tổ chức từ thiện hoặc cho những người có nhu cầu. Ngoài ra cũng có một số doanh nghiệp chuyên nhận lại nệm cũ còn sử dụng được để đem quyên tặng cho người có hoàn cảnh khó khăn. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia nhóm facebook Cộng đồng ẩm thực tiêu dùng xanh hoặc nhóm Grac – Tặng đồ và thu gom rác để đăng tin tặng lại nệm cho các thành viên khác. Biết đâu bạn sẽ tìm được người cần đệm để sử dụng và không phải vứt đi chiếc nệm của mình. 

1.3. Bán lại nệm cũ

Rất nhiều chiếc nệm vẫn còn có thể sử dụng tốt và bạn không muốn quyên góp hay tái chế chúng thì có thể đem chúng đi bán lấy tiền. Tùy thuộc vào chất lượng của nệm mà mức giá thu mua sẽ có sự chênh lệch. Bạn có thể vào các nhóm Thanh lý đồ trên Facebook để đăng tin bán. Đừng quên đệm của bạn là đệm cũ, nên hãy lựa chọn mức giá phù hợp nhé, 

1.4. Tận dụng các bộ phận của nệm để sử dụng tiếp

*

Tái sử dụng các bộ phận bên trong nệm cũ

Cấu tạo của nệm thường bao gồm rất nhiều bộ phận như khung thép, bọt polyurethane, bọt hoạt tính, bọt cao su, đinh vít, gỗ… Do đó bạn có thể tự dỡ nệm và nhặt các chi tiết, bộ phận còn có khả năng sử dụng tiếp. Các bộ phận, chi tiết này có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, cụ thể là:

Tái chế: Thép và lò xo trong nệm có thể sử dụng tiếp nên bạn có thể đem bán tại các bãi phế liệu hoặc cơ sở tái chế kim loại tại địa phương. Một số chi tiết khác như bông, len, lụa hay polyester cũng có thể tái chế để sử dụng.Chế tạo vật dụng làm vườn: Thay vì băn khoăn nệm cũ, nên vứt hay để đâu thì bạn hãy tận dụng chúng để chế tạo đồ làm vườn. Các miếng gỗ có trong nệm có thể được dùng làm lớp phủ cỏ và thùng ủ cực kỳ tiện ích. Dùng làm đồ trang trí: Các cuộn dây cùng lò xo của nệm cũng là những chất liệu tuyệt vời để bạn sáng tạo ra các món đồ trang trí. Sau khi chúng được nấu chảy có thể tạo nên rất nhiều tác phẩm ấn tượng như giá nến, giá treo cây, khay đựng thức ăn cho thú cưng…

1.5. Vứt bỏ nệm cũ

*

Các doanh nghiệp tư nhân chuyên thu mua lại nệm cũ đã qua sử dụng

Trong trường hợp chiếc nệm nhà bạn đã quá cũ kỹ, bị rệp cắn, rách hoặc nhàu nát, bạn buộc phải chọn phương pháp vứt bỏ. Tuy nhiên vứt bỏ không có nghĩa là để chúng trong thùng rác nhà bạn. Bởi mỗi một địa phương lại có những quy định, quy tắc khác nhau liên quan đến việc vứt bỏ nệm. Nếu vi phạm quy định, bạn có thể bị xử phạt về hành vi của mình. 

Vì vậy bạn có thể tham khảo thêm cách xử lý khi muốn bỏ nệm cũ là liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải. Trong trường hợp địa phương bạn sinh sống không cho phép vứt bỏ nệm vào thùng rác, hãy gọi ngay cho các đơn vị xử lý chất thải. Đây là các doanh nghiệp tư nhân chuyên thu mua lại nệm cũ đã qua sử dụng. 

Để tìm kiếm các đơn vị gần nhà của bạn, hãy tra cứu ngay trên Google nhé. Bạn cũng cần chú ý có một số đơn vị không tiếp nhận nệm bị hư hại hoặc có rệp. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *